Tuesday 22 February 2011

Cham soc suc khoe tai noi lam viec

Số lượt xem: 256
Gửi lúc 13:47' 20/01/2010

Chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc

Là "dân" văn phòng bạn thường xuyên phải "ngốn" 8 giờ, thậm chí là hơn cho mỗi ngày làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với những hệ lụy của nó. Tuy nhiên, một số chiêu thức đơn giản sau sẽ giúp bạn có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho chính mình ngay tại nơi làm việc.

Là "dân" văn phòng bạn thường xuyên phải "ngốn" 8 giờ, thậm chí là hơn cho mỗi ngày làm việc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với những hệ lụy của nó. Tuy nhiên, một số chiêu thức đơn giản sau sẽ giúp bạn có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho chính mình ngay tại nơi làm việc.

1. Đi ra ngoài

Bạn hãy biết cách tận dụng những khoảng thời gian ngắn ngủi trong giờ nghỉ giải lao hay giờ ăn trưa để đi dạo bên ngoài, hoặc thậm chí chỉ là đi xung quanh cơ quan của mình. Đây là những khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng bạn có thể thực hiện những vận động rất quan trọng cho cơ thể.

Điều này sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi, căng thẳng, thư giãn để có thể làm việc hiệu quả hơn ngay sau đó. Thêm vào đó, nếu bạn có thể đi dạo bên ngoài sẽ giúp cơ thể có thể tổng hợp được nguồn vitamin D dồi dào từ ánh nắng mặt trời, sẽ rất có lợi cho xương.

2. Lựa chọn ghế ngồi làm việc

Trong khoảng thời gian làm việc tại văn phòng, phần lớn bạn sẽ "ngốn" thời gian làm việc trên ghế ngồi, chính vì thế việc lựa chọn một chiếc ghế ngồi đúng cách và hợp lý là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

Khi chọn ghế bạn nên chọn chiếc ghế mà bạn có khả năng thay đổi và điều chỉnh về độ cao. Độ cao từ ghế tới bàn làm việc rất quan trọng, không những đem lại cho bạn tư thế ngồi thoải mái mà còn giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh về cột sống và thị lực.

Độ cao của chiếc ghế nên được chỉnh sao cho cẳng tay và đùi bạn song song với mặt sàn. Chiếc ghế nên có phần dựa lưng chỉnh được để đỡ lưng dưới của bạn khi ngồi thẳng đứng. Chiếc ghế nên có chỗ đỡ tay và bánh xe để có thể dễ dàng di chuyển tới lui.

Thêm vào đó bạn cũng nên chọn chiếc ghế có đệm mút êm, điều này sẽ gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến mông và xương cụt của bạn.

3. Bảo vệ mắt

Với cường độ 8 giờ làm việc một ngày bên máy tính thì ¾ số người sử dụng sẽ gặp các hội chứng về mắt như mắt căng thẳng, mệt mỏi thị giác, khô mắt, cảm giác rát mắt, chói sáng, nhìn mờ, cận thị…

- Thường xuyên chớp mắt để rửa mắt vì khi bạn chăm chú thì thường quên động tác này, thêm nữa do màn hình máy tính thường đặt cao hơn tầm mắt làm ta phải nhướng mắt lên và mở to mắt ra điều này làm mắt bị khô.

- Sau 15 phút bạn hãy cho mắt nghỉ ngơi thư giãn bằng cách rời khỏi màn hình và nhìn vô định ra thật xa 1 phút.

- Điều chỉnh ánh sáng đèn trong văn phòng hay luồng ánh sáng mặt trời không để phản xạ lên màn hình và vào mắt bạn.

- Chỉnh màn hình có tông màu tối và phóng to co chữ khi đánh văn bản.

- Đặt màn hình máy tính thẳng tầm nhìn của mắt; ghế ngồi khi làm việc với máy nên là loại ghế xoay và có thể điều chỉnh độ cao thấp cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng các loại nước nhỏ mắt vì sử dụng nhiều sẽ làm yếu chức năng tiết nước mắt của tuyến lệ gây khô giác mạc.

- Hạn chế thời gian sử dụng máy tính vào việc giải trí như chơi game, xem phim online vì thường đòi hỏi mắt bạn tập trung rất nhiều.

- Khoảng cách hợp lý: khoảng cách từ màn hình máy tính tới mắt thích hợp là 16-24cm, không quá xa, khiến bạn phải căng mắt ra để nhìn, điều này còn phụ thuộc vào thị lực và kích cỡ của màn hình.

- Đặt máy tính ở vị trí khoa học: vị trí đặt máy tính có ảnh hưởng phần lớn tới mắt của bạn. Chính vì thế, phải lựa chọn vị trí khoa học và hợp lý để đặt máy. Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, đặt máy tính ở chỗ quá nhiều ánh sáng (ánh sáng chói) đều không tốt cho mắt. Trái lại, nên chọn vị trí hơi tối một chút, ánh sáng chiếu vào vừa phải (không sáng chói nhưng cũng không tối đen), như vậy bạn sẽ dễ quan sát và mắt không phải điều tiết nhiều.

Bài tập dành cho mắt

Dưới đây là một số bài tập đơn giản dành cho mắt mà bạn có thể luyện tập thường xuyên ngay tại văn phòng:

- Nhắm mắt từ 3-5 giây, sau đó mở mắt trong vòng 3-5 giây. Lặp lại động tác này từ 7-8 lần.

- Nhắm mắt lại và dùng ngón tay massage mắt bằng cách xoa tròn từ 1-2 phút. Nhớ ấn nhẹ vừa phải khi massage, nếu không bạn có thể gây đau mắt.

- Ấn ba ngón tay mỗi bên lên mi mắt và giữ nguyên trong vòng 1-2 giây, sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác này 5 lần.

- Ngồi yên và thả lỏng. Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và sau đó đảo theo chiều ngược lại. Thực hiện động tác này 5 lần và nhớ chớp mắt sau mỗi lần tập.

- Ngồi cách cửa sổ 20cm. Đánh dấu một điểm ngang tầm mắt trên khung kính (dùng một sticker nhỏ màu đỏ hoặc đen là tốt nhất). Nhìn qua điểm đánh dấu này và tập trung vào những vật phía xa hơn trong tầm mắt trong vòng 10-15 giây. Sau đó trở lại nhìn vào điểm đánh dấu một lần nữa.

- Tay cầm một cây bút chì trước mặt và duỗi thẳng tay ra. Từ từ gập cánh tay về phía mũi và mắt luôn nhìn vào cây bút chì đến khi bạn không thể tập trung nhìn vào nó được nữa. Lặp lại động tác này 10 lần.

- Nếu bạn "viết" chữ càng to, càng có tác dụng tốt hơn cho mắt.

4. Trồng cây trong khu vực làm việc

Việc đặt một cây cảnh hay một cây hoa nhỏ gần vị trí bạn làm việc hay trên cửa sổ sẽ giúp bạn được tận hưởng "không khí thiên nhiên", giúp cải thiện không khí ngột ngạt trong phòng kín.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc trồng cây xanh trong khu vực làm việc sẽ có tác dụng làm giảm các chất hữu cơ bay hơi (viết tắt là VOCs) như là benzen và hexan được biết đến như là những chất hóa học gây độc hại cho sức khỏe. Cũng xin cảnh báo rằng hàm lượng khí độc này sẽ tăng lên 100% trong môi trường kín, thường xuyên đóng cửa kính.

5. Hạn chế những tác hại từ bàn phím

Việc sử dụng bàn phím máy tình thường xuyên sẽ khiến bạn phải đối mặt với chứng bệnh hội chứng ống cổ tay. Nếu bạn đánh 60 từ trong vòng một phút, tương đương với việc đánh 21.600 phím trong vòng một giờ, như vậy bạn sẽ dễ phải chịu đựng cảm giác đau mỏi các khớp xương hay các đầu ngón tay.

Để hạn chế những tác hại từ bàn phím, bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng khi làm việc với máy tính bạn cần ngồi đúng tư thế, các cổ tay, khớp tay đặt đúng vị trí trhích hợp. Không nên đánh bàn phím quá lâu trong một thời gian dài, mà thay vào đó hãy dành thời gian để tập thể dục cho đôi bàn tay bằng những động tác đơn giản cứ sau mỗi 30 phút/lần.

Bàn phím phải đặt thấp hơn khuỷu tay, để khuỷu tay bạn tạo nên một góc 90 độ. Chiếc bàn phải đủ vững chắc để không được rung lắc khi sử dụng và không được cập kênh. Chiếc bàn phải đủ sâu để đặt màn hình cách mắt bạn ít nhất là 50cm



Bản gốc: Sức khỏe số - Chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc

No comments:

Post a Comment