Monday 28 February 2011

Mac benh “kho noi”, dan ong phai kham benh o dau?

Tags:
Số lượt xem: 347
Gửi lúc 10:59' 06/11/2009

Mắc bệnh "khó nói", đàn ông phải khám bệnh ở đâu?

Có một thực trạng dễ nhận thấy là tại Việt Nam, chẳng có mấy anh mày râu đi khám và xin tư vấn về sức khỏe sinh sản để xem mình có thật sự cường tráng hay không?.
Có một thực trạng dễ nhận thấy là tại Việt Nam, chẳng có mấy anh mày râu đi khám và xin tư vấn về sức khỏe sinh sản để xem mình có thật sự cường tráng hay không?.



Dễ dàng nhận ra thực trang này khi đi qua các phòng khámcung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Hà Nội. Đa số các trung tâm đềutập trung giải quyết thắc mắc, yêu cầu của phụ nữ như tư vấn, khám sức khỏe,giải quyết hậu quả…Số phòng khám dành riêng cho nam giới là vô cùng hiếm hoi. ChịHà (y sĩ một phòng khám tư ở Thái Hà) lí giải : " Số lượng khách hàng nam quantâm tới sức khỏe sinh sản là rất ít. Nếu chỉ kinh doanh dịch vụ cho nam thìphòng khám chắc sẽ chết yểu".



Đi qua các trung tâm tư vấn về sức khỏe sinh sản như Ngôinhà tuổi trẻ (  Nguyễn Quý Đức – Hà Nội),  trung tâm tư vấn Hòang Nhân (NguyễnPhúc Lai - HN ), có thể thấy những người đến đây đều là nữ giới. Khi được hỏitại sao không đưa chồng đến khám, một khách hàng trả lời: "Mấy ông ấy ngạikhông đi đâu".

Các trung tâm khám sức khỏe cho nam giới có xuất hiện nhưng chưađược quảng bá một cách rộng rãi. Bởi vậy, có những người muốn được chuyên gia tưvấn, song không biết mình phải đi đâu. Tại Hà Nội, trung tâm Nam học (ở bệnh viện Việt Đức) làmột địa chỉ uy tín dành cho nam giới. Bác sĩ Nguyễn Hoài Bắc cho biết: " Nhiềubệnh nhân tới đây có hòan cảnh  rấtthương tâm. Họ không biết bệnh tật của m ình và cách giải quyết cho đến khi vàođây và được tư vấn. Nhiều lá thư tôi nhận được qua đường bưu điện cũng đầynhững trăn trở. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục – sức khỏe sinh sản chonam vẫn còn hiếm hoi so với nhu cầu thực tế".

Mặc dù những năm gần đây, khẩu hiệu bình đẳng giới đượctuyên truyền rất phổ biến song việc đưa nó vào các lĩnh vực khác nhau của đờisống thực còn là một khoảng cách. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cánh màyrâu là một thí dụ tiêu biểu. Điều này gắn chặt với quan niệm của phần lớn ngườiViệt gắn liền sức khỏe sinh sản với chuyện sinh đẻ, và coi sinh đẻ là chuyệnriêng của người phụ nữ. Chỉ khi lập gia đình, hai vợ chồng gặp trục trặc vềchuyện con cái thì phương án " khám sức khỏe" m ới được cánh mày râu đưa ra nhưgiải pháp cuối cùng.

Các thành phố lớn đã vậy, ở một số tỉnh miền núi thực trạngcòn đáng buồn hơn. Theo chị Nguyễn Thị Thúy (cán bộ hội phụ nữ tỉnh TháiNguyên)  thì: " Người dân vùng cao thườngtuyệt đối hóa vai trò của người phụ nữ trong việc duy trì nòi giống gia đình.Bởi vậy, khi tuyên truyền, nhiều anh tỏ ra không lắng nghe, thậm chí cho đó làđiều phiền phức. Khi bị hiếm muộn hay trẻ bị dị tật, vẫn có những bà mẹchồng  nhận thức rằng đó là do "vợ khôngbiết đẻ". Chính bởi vậy, số lượng nam giới đến khám sức khỏe sinh sản tại cácbệnh viện đếm trên đầu ngón tay".

Quan niệm từ chính những người phụ nữ cũng trở thành một cảntrở lớn trong vấn đề bình đẳng giới. Trước khi c� �ới, không ít chàng trai hoặcgia đình chàng đề cập " Em đi khám sức khỏe xem có vấn đề gì không để mình chủđộng". Song chắc rằng, không có cô gái nào dám yêu cầu ngược lại với chàng traicủa mình: "Anh cũng đi khám cùng em nhé". Các nàng sợ như thế là xúc phạm.

Gặp một nhóm sinh viên nam trường Đại học Bách Khoa, hỏi cácbạn đã bao giờ có ý định đi tới một trung tâm và xin tư vấn về sức khỏe sinhsản chưa thì 100% đều có câu trả lời chưa bao giờ. Nguyễn VănQuân (sinh viên năm 2 – Đại học xây dựng) cho biết: " Tôi chỉ tiếp thu trên báochí và mạng internet thôi. Một phần là do không biết trung tâm nào, một phần làthấy không cần thiết". Tuy vậy, sau khi trò chuyện, thì các bạn thú nhận rằngmình hiểu biết rất mù mờ về giới tính, hầu hết qua nh ững tranh ảnh và bài viếttrên mạng. Các bạn cũng có nhiều thắc mắc xung quanh việc sống thử, về quan hệtình dục trước hôn nhân…nhưng chỉ đưa ra trò chuyện với nhau chứ không biết đihỏi ai. " Nếu các dịch vụ tư vấn dành cho nam giới phổ cập hơn, hoặc tư vấn quamạng internet chẳng hạn, chắc chắn bọn mình sẽ tham gia". Hoàng Nam –một sinh viên khác trong nhóm bạn nói lại.

Để cánh mày râu được chăm sóc sức khỏe sinh sản tận tâm nhưphe tóc dài, việc trước hết là ngay chính các anh phải quan niệm đúng đắn vềvai trò, trách nhiệm của mình. Cụm từ "bất bình đẳng giới" sẽ còn được nhắc đinhắc lại nhiều lần, nếu như ngay chính trong suy nghĩ của những người đàn ôngtân tiến vẫn còn nhiều điều " chưa bình đẳng".

Ma Kin

Theo Afamily

Bản gốc: Sức khỏe số - Mắc bệnh "khó nói", đàn ông phải khám bệnh ở đâu?

No comments:

Post a Comment