Sunday 27 February 2011

Nhung dieu thu vi ve “nui doi”

Số lượt xem: 111
Gửi lúc 13:35' 10/11/2009

Những điều thú vị về "núi đôi"

Ngày nay, quan niệm về vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ thường đi kèm với hình ảnh vòng 1 căng đầy. Đây cũng được xem là yếu tố giới tính đặc trưng hấp dẫn nhất của phái đẹp. Nhưng trước đây, những người phụ nữ ngực nhỏ mới được xem là gợi cảm và phổ biến. Thậm chí có một thời gian dài, những bức họa vẽ người phụ nữ to béo với vòng 1 cỡ bự lại rất thịnh hành. Vậy đâu là khởi nguồn của những quan niệm về "núi đôi"?
Những điều thú vị về "núi đôi"

Ngày nay, quan niệm về vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ thường đi kèm với hình ảnh vòng 1 căng đầy. Đây cũng được xem là yếu tố giới tính đặc trưng hấp dẫn nhất của phái đẹp. Nhưng trước đây, những người phụ nữ ngực nhỏ mới được xem là gợi cảm và phổ biến. Thậm chí có một thời gian dài, những bức họa vẽ người phụ nữ to béo với vòng 1 cỡ bự lại rất thịnh hành. Vậy đâu là khởi nguồn của những quan niệm về "núi đôi"?

Trong nghệ thuật và thơ ca, ban đầu bầu ngực và dòng sữa là biểu tượng thiêng liêng của người mẹ nhưng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 ở châu Âu, ngực phụ nữ là đại diện cho sự gợi cảm, nữ tính, bí ẩn là biểu tượng tình dục .

Ngực phụ nữ trong truyền thuyết

Trong thần thoại Hy Lạp, Heracles có thể được coi là vị anh hùng nổi tiếng nhất trong các anh hùng. Khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, Heracles đã được Zeus sắp đặt cho bú trộm sữa của Hera, hoàng hậu của thế giới thần linh nên chàng có sức mạnh vô địch. Có lẽ vì chuyện này mà chàng được đặt tên là Heracles ("Vinh quang của Hera").

Những trường hợp vú phụ đã được nói đến từ thời La Mã trong các huyền thoại. Nữ thần Artemis có tầng tầng lớp lớp vú và nhiều nữ thần khác thời cổ đại được mô tả có rất nhiều hàng vú.

Minoan, một nền văn minh của xã hội Crete, nơi phụ nữ là người có uy quyền và vai trò lớn, họ coi ngực của mình là một nét đặc trưng, váy áo họ khoác lên người cũng nhằm tôn lên vẻ đẹp của bộ ngực. Đây cũng là nơi đầu tiên, những chiếc áo nịt ngực ra đời, những chiếc áo này là đồ lót nâng ngực nhưng không có chức năng che ngực lại. 

Ngực nữ giới và cuộc cách mạng Pháp

Trong một thời gian dài, bụng tròn của nữ giới được xem là biểu tượng giới tính hấp dẫn chứ không phải ngực. Nhưng đến thế kỷ 14, quan niệm này dần dần mất đi do các bộ trang phục nữ giới trở nên mát mẻ hơn với nhiều đường xẻ để lộ hình dáng cơ thể. Vua Louis 14 của Pháp ban sắc lệnh, nữ giới dưới triều của ông phải mặc váy áo có đường viền cổ thấp như một dấu hiệu biểu hiện lòng tôn kính với Đức Vua và Chúa.

Cách mạng Pháp 1789 đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của những hình tượng nhân cách hóa tượng trưng, hình ảnh của Marianne trong các tác phẩm nghệ thuật thường là đội mũ phrygian tượng trưng cho tự do, để ngực trần thể hiện sự giải phóng con người và biểu tượng Marianne luôn hiện hữu như là một phần của cuộc sống và truyền thuyết của nước Pháp hiện đại.

Năm 1839, Jean Wearly được nhận bằng sáng chế đầu tiên về chiếc máy tạo ra áo lót dành cho nữ giới. Năm 1893, Marie Tucek cho ra mắt mẫu chiếc áo nịt ngực đầu tiên, giống với mẫu áo nịt ngực nữ giới vẫn mặc ngày nay. Đến năm 1920, áo nịt ngực trở nên phổ biến và được tất cả phụ nữ sử dụng.

Biểu tình bằng vòng 1

Thập niên 1960, nhiều cuộc vùng lên và khẳng định quyền tự do, bình đẳng của nữ giới bùng nổ, phụ nữ nhiều nơi bày tỏ thái độ bằng cách không mặc áo nịt ngực thậm chí đem đốt chúng và để hở ngực.

Ngực vốn là nơi cung cấp nguồn sữa nuôi dưỡng cho con trẻ, cũng là một biểu tượng gợi cảm, nữ tính của người phụ nữ giờ đây đã trở thành một vấn đề chính trị. Vào thế kỷ 17, ở nước Hà Lan, hình ảnh người mẹ cho con bú sữa đã trở thành biểu tượng trách nhiệm quyền công dân. Nuôi con bằng sữa mẹ góp phần nâng cao sức khỏe của gia đình và xã hội. 199 năm sau đó, khi vòng 1 trở thành biểu tượng thời trang, nhiều phụ nữ dành thời gian chăm sóc ngực của mình và thay vì cho con bú, họ trao con cho những phụ nữ nghèo để đứa trẻ bú sữa. Đã có nhiều chiến dịch quy mô lớn, kêu gọi phụ nữ thực hiện thiên chức của người mẹ, cho con bú bằng chính sữa của mình để tránh việc sử dụng sữa bột ngoài.

Nghệ thuật trừu tượng đặc biệt là ở Pháp đã vẽ lại nhiều bức họa với hình ảnh nữ giới mang trên mình chiếc áo nịt ngực.

Lịch sử phẫu thuật vòng 1

Nhu cầu của nữ giới về một bộ ngực đẹp ngày càng lớn nhưng nhiều biện pháp chỉnh sửa, cấy ghép thực hiện thủ công dẫn đến nhiều nguy hại. Cho đến năm 1890, các biện pháp nâng ngực chủ yếu bao gồm việc cấy mỡ, cấy quả bóng thuỷ tinh, bọt biển, ngà voi, đậu tương, dầu lạc và sau đó là teflon và silicon

Đến năm 1890, ở Vien, Áo, một bác sĩ đã tiến hành tiêm bằng dầu hoả nhưng vết tiêm bị nhiễm trùng và ca phẫu thuật không thành công. Năm 1895, có trường hợp phẫu thuật ngực bằng cấy lấy mô mỡ từ phần lưng của một người phụ nữ và cấy vào ngực của người phụ nữ này nhưng đều không có kết quả khả quan

Việc sử dụng silicon trong thẩm mỹ nâng ngực, cũng như các mục đích thẩm mỹ khác, đã xuất hiện vào những năm 1940. Trong những năm 1930 và 1940, silicon đã bắt đầu trở nên quan trọng vì nó thay thế dầu và mỡ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong Thế chiến thứ hai, silicon được tiêm trực tiếp vào ngực cho những cô gái địa phương làm nghề mại dâm ở Nhật Bản nhằm mục đích quyến rũ lính Mỹ. Phương pháp tiêm silicon vào ngực gây ra hàng loạt các vấn đề bao gồm đau đớn, sự mất màu ở vùng da ngực, lở loét, nhiễm trùng, biến dạng, cắt bỏ phần ngực và những vấn đề về bệnh đau gan, khó thở và viêm phổi, thậm chí là hôn mê và tử vong.

Quan niệm về vòng 1

Với quan niệm phụ nữ đẹp là phụ nữ có vòng 1 đầy đặn đã khiến nhiều nữ giới tìm kiếm giải pháp cho mình qua những cuộc phẫu thuật thẩm mỹ. Việc vòng 1 được bơm đầy silicon đã trở nên phổ biến.

Một thân hình mảnh mai và vòng 1 căng tròn là động lực để nữ giới thực hiện chế độ kiêng khem khắt khe. Hệ quả của việc này là người ta có thể đếm được cả số xương sườn của người phụ nữ có vòng 1 lớn. Điều này hoàn toàn không tự nhiên và dẫn tới nhiều ảnh hưởng xấu không chỉ đối với sức khỏe của người phụ nữ mà còn tới cách nhìn nhận của xã hội, khi ngày càng nhiều cô gái ở độ tuổi mới lớn cũng ép mình để có vòng 1 phát triển.

M.Huệ (Tổng hợp)


Bản gốc: Sức khỏe số - Những điều thú vị về "núi đôi"

No comments:

Post a Comment